top of page

           NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM

                                           (NƯỚC MÁY)

 

①Sự khác biệt ở từng nơi

Nói đến Việt Nam là nói đến một đất nước với sự thay đổi vùng miền, khí hậu, khu vực trải dài từ Bắc đến Nam, Vì vậy, tùy vào từng vùng miền mà chất lượng nước có sự thay đổi khác nhau.

Nguồn nước ở thành phố Hồ Chí Minh và Nhật Bản là nước mềm, do đó có nhiều điểm tương đồng. Ngược lại, tính chất nguồn nước ở Hà Nội là nước cứng, tức là trong nước có chứa thành phần natri và canxi. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến gia vị khi chế biến thức ăn, thậm chí là khi chế trà hay pha cà phê. Thêm vào đó nguồn nước cứng khiến quá trình tạo bọt của xà phòng bị ngưng trệ nên khi giặt giũ sẽ khó tẩy sạch bụi bẩn trên áo quần.

 

②Xử lý clo dư thừa có trong nước

Clo dư thừa không chỉ là nguyên nhân góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa bởi nó không chỉ gây ra các mùi khó chịu mà còn là tác nhân hủy hoại lượng protein có trong da và tóc.

Nước máy luôn chứa một lượng lớn clo, và khi clo được phân hủy vi sinh vật thì  trihalomethane được sản sinh. Chất trihalomethane là một chất gây ung thư và có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan như thần kinh, thận, gan. Nếu chúng ta uống nước có chứa nhiều chất trihalomethane sẽ dẫn đến các tình trạng như:

· Viêm da dị ứng

· Nếu nặng hơn có thể dẫn đến bị suyễn

· Da khô, thiếu sức sống

· Mệt mỏi

· Một số các triệu chứng khó chịu khác

Ngay cả khi đun sôi nước không những không loại bỏ được trihalomethanes mà ngược lại còn làm chúng tăng lên. Đối với các em bé nhỏ sức đề kháng yếu chúng ta thường dùng nước đã đun sôi để pha sữa. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm nếu như nguồn nước đang sử dụng có chứa clo dư thừa.

trihalomethanes luộc không được loại bỏ ngay cả khi, chúng ta cũng đã thấy rằng nó sẽ tăng thêm bằng cách đun sôi. Bởi vì em bé sức đề kháng yếu, chẳng hạn như khi làm sữa bột, phải được đưa ra với sự chăm sóc nhiều hơn người lớn. Clo vốn là chất được dùng để làm sạch nguồn nước nhưng nó không thể nào hạn chế được sự phát sinh của vi khuẩn E-coli (vi khuẩn đị tràng) tiềm ẩn trong nước. Đối với nguồn nước máy hiện nay mà nói: " Clo dư thừa chính là con dao hai lưỡi"

 

 

③ ỐNG NƯỚC (VI KHUẨN VÀ CHÌ)

Các tạp chất có trong nước vốn là yếu tố chính gây ra việc ô nhiễm nguồn nước.

Việc ống nước bị rỉ sét sẽ dễ dẫn đến việc tích tụ chì gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến nguồn nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng đặc biệt là Pb có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể con người từ rất sớm ở tuần thứ 20 trở đi của thai kì và tiếp diễn suốt thời kì mang thai. Trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Pb tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.

 

Chì là một vật liệu cứng ra khỏi cơ thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể con người. Dưới đây là các tác hại gây ra bởi sự tích tụ chì:

· Viêm não

· Chứng mất trí

· Suy thận

· Mất ngủ và mệt mỏi

· Nhức đầu

· Rối loạn tiêu hóa

Hơn nữa nếu lượng chì tích tụ quá nhiều sẽ gây nguy hiểm đến trẻ em, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung trong học tâp.

bottom of page